Lý Hoàng Nam vào chung kết giải M15 Nakhon Si Thammarat tại Thái Lan (Ảnh: VTF).
Tay vợt số một Việt Nam chứng tỏ năng lực của mình khi thắng ván đầu khá chóng vánh với tỷ số áp đảo 6-2.
Sang ván hai, mọi chuyện diễn ra khó khăn hơn, do Orel Kimhi chơi quyết tâm hơn. Tay vợt người Israel không muốn bị loại quá dễ dàng. Dù vậy, Lý Hoàng Nam vẫn bền bỉ trong từng pha bóng, anh giành thắng lợi 7-5 ở ván hai.
Chung cuộc, Lý Hoàng Nam chiến thắng Orel Kimhi với tỷ số 2-0 (6-2 và 7-5), giành quyền vào chơi trận chung kết.,
Trận chung kết của giải M15 Nakhon Si Thammarat sẽ diễn ra vào ngày mai (25/2). Đối thủ của Lý Hoàng Nam trong trận tranh ngôi vô địch là Alexander Maarten Jong (người Hà Lan, hạng 599 thế giới, hạt giống số 8 của giải).
Ở trận bán kết còn lại, Alexander Maarten Jong thắng tay vợt người Đức Maik Steiner với tỷ số 2-1 (6-3, 4-6 và 6-3). Trước đó, chính Alexander Maarten Jong cũng loại hạt giống số một Yan Bai (Trung Quốc, hạng 366 thế giới) ở tứ kết vào hôm qua (23/2).
" alt=""/>Thắng hạt giống số 2, Lý Hoàng Nam vào chung kết giải nhà nghề tại Thái LanĐội tuyển Việt Nam tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng (Ảnh: Quyết Thắng).
Trận hòa Ấn Độ tiếp tục nối dài chuỗi trận thất vọng dưới thời HLV người Hàn Quốc. Kể từ khi ông dẫn dắt, đội tuyển Việt Nam đã thua 3 trận, hòa 1 và chỉ thắng 1 trận (trước Philippines).
Nhận xét về đội tuyển Việt Nam, tờ Detik (Indonesia) cho rằng đội bóng không có thay đổi nào so với thời HLV Troussier. Tờ báo ở xứ Vạn đảo bình luận: "Đội tuyển Việt Nam đã dẫn trước Ấn Độ nhưng lại không thể giữ được lợi thế.
Trận hòa này tiếp tục nối dài chuỗi trận thất vọng của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang Sik. Ông đã trải qua 4 trận đấu liên tiếp không biết đến mùi chiến thắng, trong đó có ba thất bại trước Thái Lan, Nga và Iraq.
Đội tuyển Việt Nam xem ra không hề tiến bộ so với thời HLV Troussier. Hành trình trở lại đỉnh cao của đội bóng còn nhiều trắc trở".
Tờ CNN Indonesia giật tít: "Khủng hoảng ám ảnh Những chiến binh sao vàng trước thềm AFF Cup". Tờ báo này nhấn mạnh: "Đội tuyển Việt Nam vẫn đang sa lầy trong cơn khủng hoảng. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về tài năng của HLV Kim Sang Sik.
Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang Sik không khá hơn so với thời HLV Troussier (Ảnh: Thành Đông).
Trận hòa trước Ấn Độ tiếp tục nối dài chuỗi trận thất vọng của Quế Ngọc Hải và đồng đội. Trong 12 trận gần đây, đội bóng chỉ giành chiến thắng 2 trận, trước Philippines và CLB Nam Định.
Tính riêng trong năm 2024, đội tuyển Việt Nam đã hứng chịu tới 9 trận thua. Ngay cả khi HLV Kim Sang Sik tiếp quản ghế HLV, đội bóng vẫn không cải thiện. Người hâm mộ bắt đầu nghi ngờ HLV Kim Sang Sik về khả năng vực dậy đội tuyển Việt Nam.
Kể từ khi HLV người Hàn Quốc nhậm chức vào tháng 5/2024, đội tuyển Việt Nam vẫn chưa có màn trình diễn ấn tượng nào".
Tờ Siam Sport (Thái Lan) bình luận: "Trận hòa 1-1 ở sân Thiên Trường đã khiến nỗi đau của đội tuyển Việt Nam lẫn Ấn Độ thêm dài. Đoàn quân của HLV Kim Sang Sik đã trải qua 4 trận không thắng. Trong khi đó, Ấn Độ chưa có được niềm vui nào trong năm 2024".
Từ nay tới AFF Cup 2024 (dự kiến tổ chức vào ngày 8/12), đội tuyển Việt Nam không còn trận đấu nào. Ở giải đấu sắp tới, chúng ta sẽ nằm chung bảng với Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
" alt=""/>Báo Đông Nam Á nhận xét phũ phàng về đội tuyển Việt NamVĐV người Canada, Tyler Mislawchuk, nôn 10 lần trong phần thi 3 môn phối hợp (Ảnh chụp màn hình).
Các VĐV sẽ vượt qua nội dung bơi 1500m, đạp xe 40km và chạy bộ 10km. Cuối cùng, VĐV Alex Yee (Anh) đã xuất sắc giành tấm huy chương vàng ở phần thi dành cho nam. Hayden Wilde (New Zealand) đã giành huy chương bạc, còn Leo Bergere (Pháp) nhận huy chương đồng.
Ở nội dung dành cho nữ, VĐV Cassandre Beaugrand (Pháp) không có đối thủ. Cô đã bỏ xa phần còn lại để giành huy chương vàng. Julie Derron (Thụy Sĩ) giành huy chương bạc, còn Beth Potter (Anh) giành huy chương đồng.
Điều đáng nói, khi kết thúc phần thi, nhiều VĐV đã nôn mửa. Trong đó, VĐV Beth Tyler Mislawchuk (Canada), người về đích ở vị trí thứ 9, đã nôn tới 10 lần. Anh chia sẻ: "Tôi đến đây không phải để lọt vào top 10 nhưng dù sao, tôi đã cống hiến hết mình. Tôi không hối hận đâu, dù tôi đã nôn 10 lần rồi".
Các VĐV bơi trên sông Seine (Ảnh: Alarmy).
Điều này dấy lên nghi vấn về chất lượng nguồn nước sông Seine đã ảnh hưởng tới phần thi của các VĐV. Tờ Unilad nhấn mạnh: "Trong hơn 100 năm qua, việc bơi ở sông Seine bị cấm vì mọi người vô tình mắc bệnh nếu nuốt phải nguồn nước ô nhiễm với hàm lượng vi khuẩn E.coli quá cao". Trong khi đó, tờ New York Post đặt ra câu hỏi: "Không biết VĐV nôn mửa do kiệt sức hay vì nước sông Seine quá bẩn".
VĐV 3 môn phối hợp người Bỉ, Jolien Vermeylen, chia sẻ về cảm giác bơi trên sông Seine: "Tôi đã uống rất nhiều nước. Tôi không biết ngày mai mình có bị ốm hay không. Vị của nước sông Seine không giống như Coca-Cola hay Sprite.
Khi thi đấu, tôi không nghĩ quá nhiều tới cảm giác bơi trên sông Seine như thế nào. Thế nhưng, ai cũng biết sông Seine đã bẩn cả trăm năm. Họ nói rằng đặt an toàn của VĐV lên hàng đầu ư? Thật nhảm nhí".
Gần đây, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo đã ngâm mình ở sông Seine để nêu bật nỗ lực làm sạch dòng nước. Bà cho biết: "Thật ngọt ngào và tuyệt vời. Đó là kết quả của công sức rất lớn bỏ ra.
Tôi nhớ hồi năm 2015 khi chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho Olympic, Liên đoàn 3 môn phối hợp quốc tế có gợi ý: "Tại sao không thể tổ chức 3 môn phối hợp ở sông Seine? Liệu các VĐV có thể bơi ở sông Seine không?". Hôm nay, tôi nói rằng điều đó có thể".
" alt=""/>Nghi vấn VĐV nôn mửa 10 lần vì bơi qua sông Seine quá bẩn